HƯỚNG DẪN TỰ LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN 2019

Quy trình làm hồ sơ du học Nhật Bản 2018 gồm:

Mẫu đơn xin du học Nhật Bản

Mỗi trường đều có những yêu cầu riêng và mẫu đăng ký riêng. Bạn chỉ cần biết tiếng Nhật. Điền đúng theo mẫu và hướng dẫn của nhà trường là ok.
Có một số trường yêu cầu khá chi tiết nên các bạn phải chú ý hướng dẫn khi điền mẫu, ví dụ yêu cầu viết hoa không dấu, ký tên không cần ghi rõ họ tên, … hoặc là yêu cầu ảnh chụp không phải 3×4 mà là 3,2×4,2 tỉ lệ khuôn mặt nằm ở khoảng 2/3 ảnh, tóc buộc gọn nhìn rõ tai và mặt, ảnh phông trắng, mặc áo sáng màu hoặc áo trắng …. Nói chung là có rất nhiều yêu cầu và bạn nên đọc kỹ nếu không muốn làm lại nhiều lần nhé.
hướng dẫn làm hồ sơ du học nhật bản

Sơ yếu lý lịch du học Nhật Bản

  1. Giấy khai sinh
Bạn chỉ cần bản photo công chứng giấy khai sinh. Bạn có thể công chứng tại ủy ban nhân dân xã mà bạn sinh sống với chi phí 2000đ/bản.
  1. Bằng tốt nghiệp từ THPT đến cấp cao nhất
Chú ý là bằng tốt nghiệp từ cấp THPT đến cấp học cao nhất của bạn. Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp đại học bạn cần có bằng THPT và bằng Đại học. Các bằng này bạn sẽ phải gửi bản gốc về cho trường.
  1. Học bạ
Học bạ hay còn gọi là bảng điểm là giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ du học. Thường các trường sẽ yêu cầu bạn gửi bản gốc học bạ về cho trường.
  1. Chứng minh thư
Chứng minh thư bạn cũng chỉ cần bản photo công chứng không yêu cầu bản gốc.
  1. Sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu yêu cầu bản photo công chứng. Các bạn chú ý thông tin trong sổ hộ khẩu và chứng minh thư phải trùng khớp với nhau. Rất nhiều trường hợp do chứng minh thư và sổ hộ khẩu có thông tin sai lệch dẫn đến hồ sơ du học bị gửi trả về. Để tránh những rắc rối không cần thiết bạn nên xem xét thật kỹ các thông tin trong hai giấy tờ này nhé.
  1. Ảnh chụp trong vòng 6 tháng trở lại
Ảnh chụp tùy theo yêu cầu của nhà trường, thường trường sẽ yêu cầu 10 ảnh kích thước 3×4. Bạn chỉ cần mất 1 -2 ngày là có ảnh tuy nhiên chú ý về các yêu cầu khác như đầu tóc phải gọn gàng nhìn rõ mặt và tai. Chụp trên phông nền trắng hay phông nền khác…
  1. Hộ chiếu
Nếu muốn đi du học, bạn chắc chắc phải làm hộ chiếu hay còn gọi là Passport. Nếu bạn làm hộ chiếu lần đầu bạn chỉ mất phí 200,000 VNĐ. Nếu bạn bị mất hộ chiếu hoặc muốn làm lại hộ chiếu mức phí có thể sẽ đắt hơn. Thời gian làm hộ chiếu là 5 ngày từ khi bạn đăng ký nhé.
  1. Chứng nhận năng lực tiếng nhật
Thường khi bạn đăng ký đi du học, các trường tại Nhật sẽ yêu cầu bạn phải có trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N5, một số trường hợp yêu cầu N4 hoặc cao hơn. Vì vậy chứng nhận năng lực tiếng Nhật là giấy tờ bạn phải có.
Để có được chứng nhận năng lực tiếng Nhật bạn phải thi một trong những kỳ thi năng lực tiếng Nhật hàng năm để lấy chứng nhận. Tùy theo trường bạn đăng ký, bạn có thể thi kỳ thì NAT-TEST hay TOPJ.
  1. Chứng chỉ hoàn thành thực tập sinh, hợp đồng thực tập sinh (nếu có)
Nếu bạn đã từng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và bạn muốn sang Nhật để du học, bạn cần phải gửi kèm chứng chỉ hoàn thành thực tập sinh và hợp đồng thực tập sinh cho trường.
 hồ sơ du học nhật bản

Chứng minh tài chính du học

  1. Điền theo mẫu cam kết tài chính của nhà trường
Mẫu này cũng khá đơn giản, người bảo trợ tài chính cho bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và điền chính xác không tẩy xóa vào mẫu. Vì thông tin điền vào không yêu cầu tiếng Nhật nên việc điền mẫu này cũng không có gì phức tạp.
  1. Chứng minh thư của người bảo trợ tài chính.
Nhà trường chỉ yêu cầu chứng minh thư bản photo công chứng. Lời khuyên cho bạn là bạn nên gom hết những giấy tờ cần công chứng và đi công chứng một lần sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
  1. Giấy xác nhận số dư tài khoản của người bảo trợ
Thường các trường yêu cầu người bảo trợ phải trình báo số dư tài khoản đủ để bảo trợ cho du học sinh trong suốt quá trình theo học. Số tiền trong tài khoản thường đủ để bạn có thể hoàn thành khóa học tại Nhật mới được trường chấp nhận, các bạn có thể tính số dư cần thiết bằng cách cộng các khoản chi phí trong suốt thời gian theo học tại trường bao gồm chi phí sinh hoạt và học phí. Chi phí sinh hoạt ở Nhật thường gấp 10 lần ở Việt Nam và học phí các bạn xem thêm tại website của trường.
  1. Xác nhận công việc của người bảo trợ
Nhằm tránh việc người bảo trợ đưa ra số dư ảo để cố gắng hoàn thiện hồ sơ, bên phía trường yêu cầu người bảo trợ phải có xác nhận chính xác nguồn gốc của số tiền trong tài khoản.
Việc xác nhận công việc này phải có dấu xác nhận của công ty hoặc chính quyền địa phương. Có thể phía Nhật Bản sẽ gọi điện kiểm tra nên xác nhận này phải tuyệt đối chính xác.
 chứng minh tài chính trong hồ sơ du học
Tự làm hồ sơ du học đi Nhật không khó, tuy nhiên cần sự tỉ mỉ và chính xác. Đôi khi chỉ một sai sót nhỏ cũng làm bạn phải làm lại hồ sơ hoặc trượt xét duyệt hồ sơ du học. Vì vậy nếu bạn muốn làm hồ sơ du học, bạn nên xin tư vấn của các công ty du học Nhật Bản hoặc những người đã từng làm hồ sơ để có một bộ hồ sơ du học hoàn hảo nhất.

Nhận xét